UBND xã Tam Đa
I. Tổ chức bộ máy (Nhiệm kỳ 2015 – 2020)
+ Thường trực Đảng ủy
1- Đồng chí: Nguyễn Xuân Lộc
- Chức vụ: Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Ngày sinh: 02/4/1960
- Quê quán: Thọ Lão, Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam.
- Nơi cư trú: Đức Lý, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Ngày vào đảng: 10/8/1985 Ngày chính thức: 10/8/1986
- Địa chỉ Email:
2- Đồng chí: Vũ Đình Minh
- Chức vụ: Phó Bí thư Đảng uỷ
- Ngày sinh: 17/8/1962
- Quê quán: Phấn Động, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Nơi cư trú: Phấn Động, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Ngày vào đảng: 03/01/1999 Ngày chính thức: 03/01/2000
- Địa chỉ Email:
+ UBND xã
3- Đồng chí: Nguyễn Văn Tôn
- Chức vụ: Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã
- Ngày sinh: 20/7/1968
- Quê quán: Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Nơi cư trú: Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Ngày vào đảng: 05/09/1988 Ngày chính thức: 05/09/1989
- Địa chỉ Email:
4- Đồng chí: Nguyễn Văn Hùng
- Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND xã
- Ngày sinh: 28/5/1968
- Quê quán: Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Nơi cư trú: Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Ngày vào đảng: 29/12/2000 Ngày chính thức: 29/12/2001
- Địa chỉ Email:
5- Đồng chí: Nguyễn Văn Hùng
- Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND xã
- Ngày sinh: 24/10/1977
- Quê quán: Thọ Đức, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Nơi cư trú: Thọ Đức, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Ngày vào đảng: 04/01/2001 Ngày chính thức: 04/01/2002
- Địa chỉ Email:
II. Giới thiệu sơ lược
1. Vị trí địa lý:
Xã Tam Đa chạy dài khoảng 6km dọc theo bờ Nam sông Cầu, cách trung tâm huyện Yên Phong khoảng 10km về phía Đông Bắc. Đây là miền đồng bằng sông nước, nhiều ao hồ, có diện tích tự nhiên là 818,92ha.
- Phía Bắc giáp xã Dũng Liệt
- Phía Nam giáp xã Vạn An (thuộc thành phố Bắc Ninh)
- Phía Tây giáp xã Thụy Hòa và xã Đông Phong
- Phía Đông là sông Cầu, phía Bắc sông là xã Tiên Sơn, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Xã hiện nay gồm 4 thôn là Phấn Động, Đại Lâm, Thọ Đức và Đức Lý với số dân khoảng 13.000 người, 3.106 hộ.
Tam Đa là miền đất mầu mỡ lại có vị trí chiến lược nằm bên sông Cầu- tuyến đường thủy quan trọng trong đời sống kinh tế và trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lợi thế đó, khiến Tam Đa là miền quê có lịch sử lâu đời, con người tới đây cư trú làm ăn lập làng từ xưa. Ở các làng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều dấu tích như mộ cổ, nhiều đồ gốm sứ thời Bắc thuộc và thời Lý – Trần…
Hoạt động kinh tế chính của nhân dân Tam Đa từ xưa là làm ruộng cấy lúa nước, trồng rau màu, kết hợp đánh bắt tôm cá, trông dâu nuôi tằm dệt lụa, chăn nuôi lợn, nấu rượu. Chợ Phấn Động, Chợ Đại Lâm là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa nông sản ở địa phương.
Trong công cuộc đổi mới, hoạt động kinh tế ở Tam Đa đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ sang sản xuất hàng hóa. Ngoài việc trồng các cây lương thực có năng suất cao, nhân dân các làng phát triển nhiều nghề thủ công như sản xuất đồ mây tre, nghệ mộc, phát triển chăn nuôi lơn kết hợp với nấu rượu, chế biến lương thực (như mỳ, đậu phụ), phát triển các ngành dịch vụ. Các công trình trường học, trạm xã, nhà làm việc của UBND xã được xây dựng kiên cố khang trang.
Tam Đa là một xã vốn có truyền thống văn hiến và cách mạng, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vừa phong phú, vừa mang bản sắc địa phương. Nhân dân các làng đều theo tín ngưỡng thờ phật, thờ tổ tiên và thờ Thành hoàng làng. Toàn xã có 9 di tích, đền, chùa, nghè được xếp hạng cấp quốc gia; các di tích được nhà nước và nhân dân xây dựng quy hoạch và đầu tư, tu bổ. Trong đó có 02 đình (Đại Lâm và Thọ Đức), 03 chùa (Đại Lâm, Phấn Động, Thọ Đức), 04 đền (Đại Lâm (02 đền), Phấn Động, Thọ Đức) và 01 nghè (Đại Lâm); các đình, đền, nghè đều là những công trình tín ngưỡng thờ các vị danh tướng có công đánh giặc giữ nước, trong đó có những danh tướng là người địa phương như: ông cả Đống Mai, quan đề lĩnh Tứ thành Nguyễn Tiến Đan… Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống của các thôn làng được duy trì, phát huy và phát triển trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng giàu giá trị nhân văn, các lễ hội đền Phấn Động, hội làng Đại Lâm, hội Thọ Đức là những lễ hội lớn ở trong vùng với nhiều trò vui đặc sắc và hấp dẫn tiêu biểu là đua thuyền, bơi trải, chọi gà…